-Đom đóm là loài côn trùng thú vị gắn liền với tuổi thơ của nhiều anh em vùng quê, thay vì bắt bỏ lọ như xưa thì hôm nay mình sẽ hướng dẫn anh em chụp được chúng nhé! Để chụp đom đóm anh em cần thực hiện các bước sau:
1. Xác định thời điểm và vị trí chụp đom đóm
– Thời điểm:
• Đom đóm xuất hiện vào khoảng đầu tháng 4 dương lịch và kéo dài cho đến hết mùa hè. Tuy nhiên vào tháng 4, tháng 5 sẽ xuất hiện nhiều nhất.
• Thời điểm tốt nhất trong ngày để chụp đom đóm là từ 19-20h, ngay sau khi trời hoàn toàn tối và cực đại trong khoảng 30 phút sau đó. Từ đó chúng sẽ giảm dần và bay vào những nơi bờ bụi rậm rạp để abcxyz😁.- Vị trí: Đom đóm chỉ tồn tại ở những nơi ẩm ướt, có nhiều cây cối rậm rạp, có ít con người và không bị ô nhiễm ánh sáng. Theo kinh nghiệm của mình là ở các rừng rậm, khu vực dưới chân núi có ao hồ xung quanh là địa điểm thường có đom đóm. Bạn nên đến trướckhảo sát vị trí để nắm bắt địa hình, bố cục trước khi tiến hành buổi chụp (nhớ nên đi cùng thêm với 1-2 người bạn cho đỡ sợ😵). Một nơi rất tốt để chụp đom đóm mình khuyến nghị là rừng Cúc Phương thuộc Thanh Hóa, Ninh Bình.
2. Set máy và bố cục- Thiết bị:
• Cần có máy ảnh, hoặc điện thoại có khả năng phơi sáng và một chân máy vững chắc.
• Sử dụng ống kính có tiêu cự từ 24mm (quy đổi ra fullframe) trở lên. Tốt nhất trong khoảng 35-85mm. Dùng góc quá rộng đom đóm lên sẽ thành điểm rất nhỏ và không đẹp nên mình không khuyến khích sử dụng. Ống kính có độ mở càng lớn càng tốt, tốt nhất từ 1.2 – 2.8. Dùng lens kit vẫn ok.

Set máy:
• Thông số: + Chuyển máy về chế độ M (Manual) hoặc gọi là chỉnh tay.
+ Thời gian phơi sáng càng lâu sẽ càng thu được nhiều vệt đom đóm, nên phơi ở độ phơi sáng tối đa của máy, thường là 30 s hoặc bật chế độ buld và dùng remote điều khiển phơi từ 1-2 phút.
+ iso: Do môi trường tại nơi có đom đóm rất tối, nên iso cần sử dụng là từ 2000 – 6400.
+ Khẩu độ: Mở khẩu lớn nhất, có thể khép lại 1/2 hoặc 1 stop để đảm bảo độ sâu trường ảnh và độ nét.

+ Lấy nét: Do môi trường rất tối nên bạn cần chuyển về lấy nét tay sau đó mở đèn pin chiếu vào cảnh để lấy nét (cần làm rất nhanh do đom đóm rất sợ ánh sáng nhân tạo và sẽ bay ra xa). Nếu cảnh đủ xa thì vặn về vô cực. Trường hợp không thực hiện được như trên thì ước chừng khoảng cách và dựa vào thang đo trên lens để vặn vòng lấy nét, cần căn chỉnh lại sau khi chụp thử.
+ Chế độ chụp: Bật chế độ chụp nhiều bức liên tục (time interval) số lượng càng nhiều càng tốt để stack trong hậu kỳ. Khuyến khích từ 10-20 tấm hoặc nhiều hơn. Lúc đó máy được đặt trên chân máy và đảm bảo ổn định.

– Lưu ý khi chụp: hạn chế tối đa để màn hình máy sáng, hạn chế đi lại, nói chuyện bởi đom đóm rất nhạy cảm, chúng sẽ ngay lập tức bay ra xa khiến bạn không thể chụp được. Tốt nhất là để máy tự động chụp và bạn đi ra nơi xa an toàn. Do đó cũng tránh dùng điện thoại, đèn pin.3. Hậu kìTiến hành stack nhiều tấm để được số lượng đom đóm lớn trong ảnh.
– Đưa tất cả bức hình vào Lightroom và căn chỉnh cơ bản một bức, sau đó đồng bộ cài đặt với tất cả những bức ảnh đã chụp liên tiếp cùng bố cục.
– Ở lightroom, lựa chọn tất cả và open as layers trong Photoshop. Trừ layer nằm dưới cùng, ta chuyển tất cả layer nằm trên thành chế độ hòa trộn lighten.
– Merge toàn bộ layer và xuất ra file cuối cùng hoặc bạn có thể chỉnh sửa thêm trong photoshop cho hoàn hảo.📸 Lưu ý:- Nếu môi trường có ảnh sáng, có thể khép thêm khẩu hoặc giảm iso.
– Ta hoàn toàn có thể dùng một bức để chỉnh sửa nếu số lượng đảm bảo.-
Chú ý loại bỏ hot pixel, dead pixel trong bức ảnh.Thanks anh em đã đọc!, anh em có thể kết bạn giao lưu hoặc theo dõi
IG:Vietnamnatural để ủng hộ mình nhé!